Trang

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CẦN THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI THỨC ĂN CHĂN NUÔI


XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU CẦN THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI THỨC ĂN CHĂN NUÔI – 0903 528 199

   Thử nghiệm các chỉ tiêu đối với thức ăn chăn nuôi là hoạt động bắt buộc đảm bảo rằng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TĂCN) của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, được phép lưu thông trên thị trường.

Theo Điều 5, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 24/12/2014 (Thông tư 50), thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
v Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng (đối với thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia).
v Công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định (đối với thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia).

Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam mà doanh nghiệp gửi lên Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm) phải có phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).

Đối với thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT. Thông tư 50 cũng quy định hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng phải bao gồm phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận.

Nhóm các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng và doanh nghiệp phải xây dựng mức công bố phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn. Nhóm chỉ tiêu dinh dưỡng, doanh nghiệp tự xây dựng dựa vào Thông tư 50.

Cụ thể, đối với thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu thử nghiệm (chỉ tiêu an toàn) được xây dựng dựa trên:
v QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi
v QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược vi sinh vật và kim loại tối đa cho phép trong thức cho bê và bò thịt
v QCVN 01 - 12: 2009/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuât quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn
v QCVN 01 - 11: 2009/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt
v QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà

Đối với thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì chỉ tiêu thử nghiệm (chỉ tiêu an toàn) được xây dựng trên TCVN với từng sản phẩm cụ thể.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét