HỒ SƠ THỦ TỤC CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM
– 0903 528 199
Các phụ gia thực phẩm
là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải
thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Với sự ra đời và phát triển
của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì có
thêm nhiều phụ gia thực phẩm được được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn
nhân tạo. Theo quy định của nhà nước, các phụ gia của thực phẩm sản
xuất trong nước và nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường phải làm
thủ tục công bố tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nếu phụ gia thực
phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm
và được lưu hành trên thị trường.
CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ
PHỤ GIA THỰC PHẨM:
v Luật
an toàn thực phẩm
v Nghị
định 38/2012-NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều về Luật an toàn thực
phẩm.
v Thông
tư số 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Theo đó:
§ Thực
phẩm đã qua chế biến bao gói; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau
đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công
bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước, có
thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
§ Sản
phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định
an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn
thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu
thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban
hành và có hiệu lực
CÁC PHỤ GIA THỰC PHẨM CÓ THỂ PHÂN
CHIA THÀNH VÀI NHÓM, MẶC DÙ CÓ MỘT SỐ PHẦN CHỒNG LẤN GIỮA CÁC THỂ LOẠI NÀY.
v Các
axít
v Các
axít thực phẩm được bổ sung vào để làm cho hương vị của thực phẩm "sắc
hơn", và chúng cũng có tác dụng như là các chất bảo quản và chống ôxi hóa
v Các
chất điều chỉnh độ chua
v Các
chất điều chỉnh độ chua được sử dụng để thay đổi hay kiểm soát độ chua và độ kiềm
của thực phẩm.
v Các
chất chống vón
v Các
chất chống vón giữ cho các chất bột, chẳng hạn như sữa bột không bị vón cục.
v Các
chất chống tạo bọt
v Các
chất chống tạo bọt làm giảm hoặc ngăn chặn sự tạo bọt trong thực phẩm.
v Các
chất chống ôxi hóa
v Các
chất chống ôxi hóa như vitamin C có tác dụng như là chất bảo quản bằng cách kiềm
chế các tác động của ôxy đối với thực phẩm và nói chung là có lợi cho sức khỏe.
v Các
chất tạo lượng
v Các
chất tạo khối lượng chẳng hạn như tinh bột được bổ sung để tăng số /khối lượng
của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.
v Các
chất tạo màu thực phẩm
v Chất
tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất trong
quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.
v Chất
giữ màu
v Ngược
lại với các chất tạo màu, các chất giữ màu được sử dụng để bảo quản màu hiện hữu
của thực phẩm.
v Các
chất chuyển thể sữa
v Các
chất chuyển thể sữa cho phép nước và dầu ăn duy trì được thể hỗn hợp cùng nhau
trong thể sữa, chẳng hạn trong maiônét, kem và sữa.
v Các
chất tạo vị
v Các
chất tạo vị là các phụ gia làm cho thực phẩm hương vị hay mùi cụ thể nào đó và
có thể được tạo ra từ các chất tự nhiên hay nhân tạo.
v Các
chất điều vị
v Các
chất điều vị làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.
v Các
chất xử lý bột ngũ cốc
v Các
chất xử lý bột ngũ cốc được thêm vào bột ngũ cốc (bột mì, bột mạch v.v) để cải
thiện màu sắc của nó hay sử dụng khi nướng bánh.
v Các
chất giữ ẩm
v Các
chất giữ ẩm ngăn không cho thực phẩm bị khô đi.
v Các
chất bảo quản
v Các
chất bảo quản ngăn hoặc kiềm chế sự thối hỏng của thực phẩm bị gây ra bởi các
hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác.
v Các
chất đẩy
v Các
chất đẩy là các loại khí nén được sử dụng để đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa đựng
nó.
v Các
chất ổn định
v Các
chất ổn định, tạo đặc và tạo gel, chẳng hạn aga hay pectin (sử dụng trong một số
loại mứt hoa quả) làm cho thực phẩm có kết cấu đặc và chắc. Trong khi chúng
không phải là các chất chuyển thể sữathực thụ, nhưng chúng giúp cho các chất thể
sữa ổn định hơn.
v Các
chất làm ngọt
v Các
chất làm ngọt được bổ sung vào thực phẩm để tạo vị ngọt. Các chất làm ngọt
không phải đường được thêm vào để giữ cho thực phẩm chứa ít năng lượng (calo)
nhưng vẫn có vị ngọt của đường hay vì chúng có các tác động có lợi cho các bệnh
nhân bị bệnh đái đường hay sâu răng.
v Các
chất làm đặc
v Các
chất làm đặc là các chất mà khi thêm vào thực phẩm sẽ làm tăng độ dẻo mà không
làm thay đổi đáng kể các thuộc tính khác của thực phẩm.
Mọi
thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG
NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199