Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

VIETCERT TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY





Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì?
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế sẽ thường xuyên phải đăng ký các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được quy định sẵn. Nhưng rất nhiều tổ chức, cá nhân lại không hiểu về vấn đề này. Nên trong bài viết này, Luật Việt Tín sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Vấn đề hợp chuẩn, hợp quy được quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và thông tư 28/2012/TT-BKHCN và thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ, quy trình nào cần phải chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy thì sẽ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Ví dụ như: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2010/TT-BXD thì các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định trong QCVN 16:2014/BXD bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.
Khái niệm hợp chuẩn hợp quy
Theo quy định, chứng nhận hợp chuẩn được hiểu là việc xác nhận sản phẩm, dịch vụ, quy trình môi trường phù hợp với những tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay còn gọi là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, theo nguyên tắc thì thủ tục này là tự nguyện, nhưng theo yêu cầu của khách hàng, thì thủ tục này lại bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn sẽ có thể lựa chọn phương thức đánh giá, tuy nhiên phải phù hợp với đối tượng chứng nhận. Đảm bảo kết quả chứng nhận khách quan, chính xác.
Chứng nhận hợp quy được hiểu là việc xác nhận các đối tượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay có tên gọi đầy đủ là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với những đối tượng trên.
Lưu ý: Đối tượng được chứng nhận hợp quy có thể là một sản phẩm cụ thể, một dịch vụ, một quy trình (ví dụ như quy trình sản xuất, quy trình kiểm nghiệm một sản phẩm cụ thể…), môi trường theo những tiêu chuẩn của Việt Nam, khu vực, hoặc quốc tế có thể bao gồm cả tiêu chuẩn của nước ngoài.
Đối với những đối tượng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến các lĩnh vực như an toàn, sức khỏe, môi trường và  bắt buộc phải áp dụng quy chuẩn này để đảm bảo. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực này phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy.
Điểm khác biệt giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp quy
– Chứng nhận hợp chuẩn áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng cho đối tượng hợp chuẩn.
– Không bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hoặc áp dụng quy trình, môi trường trong lĩnh vực tương ứng với tiêu chuẩn kỹ thuật.
-Chứng nhận hợp quy áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho đối tượng hợp chuẩn.
– Là thủ tục bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hoặc áp dụng quy trình, môi trường trong lĩnh vực tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật.
Các phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Theo quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN, để thực hiện chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp được hiểu là xác định các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường  trong lĩnh vực tiêu chuẩn, và quy chuẩn tương ứng với đặc tính kỹ thuật và quy định  trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Có các phương thức đánh giá sau đây (quy định tại Điều 5 thông tư nêu trên):
·         Thử nghiệm mẫu điển hình;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
·         Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
·         Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Tổng cộng là có 8 phương thức đánh giá, phương thức đánh giá sản phẩm phải phù hợp với cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường để đảm bảo kết quả đánh giá chính xác đối với trường hợp chứng nhận hợp chuẩn. Ví dụ như đối với công bố sản phẩm thực phẩm không có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức đánh giá là thử nghiệm mẫu điển hình.
Còn đối với chứng nhận hợp quy thì phương thức đánh giá áp dụng cho các loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường sẽ được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dựa vào kết quả đánh giá phù hợp, Trung tâm kỹ thuật 1 sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đánh giá và quyền được dùng dấu hợp chuẩn hoặc hợp quy trên sản phẩm bao gói của sản phẩm, trong tài liệu về sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Công bố hợp chuẩn
Công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân theo một trong các phương thức đánh giá nêu trên.
Trình tự như sau (Theo quy định tại Điều 8 thông tư 28/2012/TT-BKHCN):
Bước 1: Đánh giá hợp chuẩn, đánh giá phù hợp của đối tượng công bố với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất.
Công bố hợp quy
Công bố hợp quy được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ ban ngành quản lý, hoặc được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật địa phương ban hành. Ví dụ như các trang thiết bị y tế, sản phẩm thuốc, thực phẩm sẽ do Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật;  thiết bị, vật liệu xây dựng sẽ do Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
– Việc ban hành xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý để công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ KHCN.
Công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng của hàng hóa nhập khẩu.
Công bố hợp quy dựa trên: (1) Kết quả tự đánh giá của tổ chức cá nhân; (2) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; hoặc (3) kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Việc thử nghiệm trước khi công bố hợp quy phải được thực hiện tại tổ chức đã đăng ký hoặc đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nếu sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức nước ngoài thì tổ chức đó phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
– Đối với những sản phẩm có nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau quy định thì cần thực hiện bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm đó được thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo các quy chuẩn tương ứng.
Trình tự như sau ( Theo quy định tại Điều 13 thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN):
Bước 1:  Đánh giá hợp quy, đánh giá sự phù hợp  của các đối tượng công bố với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng.
Trên đây, là những thông tin Vietcert cung cấp cho quý khách hàng về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm theo quy định của pháp luật. Việc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngay cả khi thủ tục hợp chuẩn không bắt buộc. Người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm đã được đăng ký hợp chuẩn, hợp quy.
             Vietcert nối kết dài lâu



VIETCERT
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Website: www.vietcert.org

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

SƠN CHỐNG THẤM LÀ GÌ? CÁCH MUA SƠN CHỐNG THẤM - 0905727089



Sơn chống thấm là hợp chất chống thấm đặc biệt có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới lên, từ dưới lên trên xuống, sử dụng từ trong ra ngoài cho các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng và chống thấm được thi công sau khi xong phần xây, trát tường mộc và trước khi thi công phần hoàn thiện.

Có bao nhiêu loại sơn chống thấm

Hiện nay trên thị trường sơn chống thấm có rất nhiều loại khác nhau, mỗi một loại chống thấm mang một công dụng và một chức năng riêng. Ngoài ra, có những loại chống thấm sử dụng được cho mọi mục đích khác nhau, đáp ứng được mọi sự cố thấm dột trong công trình.
Ngoài các hãng sản xuất lớn, uy tín, chất lượng thì trên thị trường cũng xuất hiện các sản phẩm sơn chống thấm kém chất lượng dẫn đến vàng thau lẫn lộn làm cho người tiêu dùng khó mà nắm bắt được như thế nào là sơn chống thấm tốt và như thế nào là sơn chống thấm không tốt.

Phân loại sơn chống thấm theo gốc

Khi nói đến sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm thì người tiêu dùng chỉ biết nói với người bán sơn chống thấm hoặc thợ thi công sơn chống thấm sự cố thấm dột nhà mình mà không hề biết với những sự cố thấm dột đó mình nên mua loại sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm nào để sử dụng cho phù hợ và đạt hiệu quả chống thấm cao nhất, có độ bền tốt nhất. Tổng kho sơn xin đưa ra các phân tích cụ thể để khách hàng và người tiêu dùng có một lượng kiến thức nhất định để lựa chọn mua sơn chống thấm tốt nhất tránh việc sử dụng tràn lan sai chức năng gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc.

Những vị trí trong công trình thường sảy ra sự cố thấm

- Chống thấm khe co giãn, khe hở
- Chống thấm mạch ngừng bê tông
- Chống thấm cổ ống xuyên sàn
- Chống thấm bể nước
- Chống thấm hố thang máy
- Chống thấm tầng hầm
- Chống thấm sàn vệ sinh
- Chống thấm sàn mái
- Chống thấm cầu đường
- Chống thấm tường nhà
- Chống thấm khác

Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm có bao nhiêu loại

Chống thấm được chia làm 4 loại chính được phân làm các gốc chống thấm khác nhau.
- Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc Bitum Polymer
- Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu
- Sơn chống thấm và vật liệu chống thấm gốc PU-Polyurethane
Ngoài ra còn có chống thấm gốc Epoxy. Những sản phẩm chống thấm gốc Epoxy ít được sử dụng trong công trình dân dụng.
Mỗi loại chống thấm lại bao gồm rất nhiều loại chống thấm khác bên trong nó. Ở đây chúng ta chỉ đi nghiên cứu sâu vấn đề về chống thấm theo gốc và ưu nhược điểm của các gốc chống thấm trên.
son chong tham la gi

Một vài kinh nghiệm mua được loại sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm tốt nhất

Một số kinh nghiệm dưới đây có thể giúp khách hàng mua được loại sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm tốt nhất trên thị trường hiện nay
  • Trước khi quyết định mua sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm nên tham khảo các kênh bán hàng hoặc các kỹ thuật viên chuyên chống thấm của các hãng sản xuất.
  • Mua những loại sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm đã được kiểm chứng về chất lượng bằng thời gian trên những công trình. Đồng thời tiêu chuẩn công bố đã được niêm yết trên bao bì.
  • Dùng những sản phẩm đã có thương hiệu mạnh trên thị trường nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho công trình.
  • Mua sơn chống thấm hay vật liệu chống thấm ở những nơi bán hàng uy tín chất lượng và thương hiệu
  • Khi nhận hàng phải kiểm tra kỹ quy cách đóng gói và những dấu hiệu nhận biết hàng chính hãng của nhà sản xuất.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN - 0905727089

Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện


Theo thống kê của Ban Kỹ thuật an toàn - TCty Điện lực VN, mỗi năm Việt Nam có trung bình 250 người chết  vì tai nạn điện giật mà nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của người dân. Con số này có thể giảm đi đáng kể nếu mỗi người dân nâng cao ý thức về an toàn điện ở gia đình cũng như nơi làm việc. Nắm vững và tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để bảo đảm sự an toàn cho chính bản thân bạn.
Khi nói đến việc sử dụng các thiết bị điện ở nhà, đây là những điều bạn nên thực hiện nghiêm túc:

Sử dụng


Không bao giờ đụng vào thiết bị điện khi bàn tay ướt và bàn chân trần.
• Mang giày cao su hoặc nhựa dẻo khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt nếu chân bạn đang tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà hoặc khi ở ngoài trời.
• Không bao giờ sử dụng thiết bị điện bị hư hỏng hoặc quá cũ vì có thể ổ cắm hoặc dây phích bị hỏng.
• Không bao giờ để đồ dùng bằng kim loại vào trong  lò vi sóng.
• Luôn tắt và rút phích cắm của máy nướng bánh mỳ trước khi lấy bánh ra ngoài.
• Cẩn thận khi sử dụng thiết bị điện được gắn vào ổ cắm điện gần bếp hoặc bồn rửa, bồn tắm, bể bơi và các khu vực ẩm ướt khác.
Kết quả hình ảnh cho ổ cắm

Lưu trữ

Tránh để dây điện quanh thiết bị.
• Luôn đảm bảo dây điện không nằm trên bếp.
• Giữ dây điện cách xa tầm với vì những đứa trẻ nhỏ hoặc vật nuôi có thể dễ dàng tiếp cận.
• Giữ dây điện cách xa các khu vực dễ ngã, đặc biệt là gần bồn tắm hoặc bồn rửa.
• Đảm bảo rằng các thiết bị điện không được cất trong khu vực chật hẹp và có đủ không gian.
• Không đặt thiết bị gần vật liệu dễ cháy.
Kết quả hình ảnh cho nguy hiểm ổ cắm

Bảo trì

Thường xuyên lau chùi đồ dùng điện để tránh bụi tích tụ và đồ ăn tràn ra (trong trường hợp đồ gia dụng).
• Khi làm sạch thiết bị điện, không bao giờ sử dụng thuốc tẩy hoặc phun thuốc diệt trừ côn trùng vào chúng vì có thể gây nứt và gây ra mối nguy về điện sau này.
• Không bao giờ tự mình sửa các thiết bị. Hãy liên hệ với thợ điện có kinh nghiệm .
• Loại bỏ các thiết bị đã bị ngập nước và không bao giờ sử dụng chúng nữa.
• Loại bỏ bất kỳ dây điện nào đã từng hư hỏng.
Nhà của bạn có thể tránh được tai nạn điện nếu bạn tuân thủ đúng quy tắc sử dụng, lưu trữ và bảo trì các thiết bị điện. Làm theo những lời khuyên trên đây để đảm bảo rằng gia đình bạn được giữ an toàn trước những sự cố bất lợi. Ngoài những mối nguy trên, sự cố trên đường dây điện có thể khiến cho các thiết bị điện gia đình bị cháy nổ bất cứ lúc nào. Nếu sinh sống ở vùng có điện áp không ổn định, bạn nên dùng thêm ổn áp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả gia đình.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Quy trình sản xuất chè thái nguyên - 0905727089

Quy trình sản xuất chè thái nguyên 


Quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công đã có từ lâu và hiện nay vẫn được nhiều hộ gia đình ở thái nguyên áp dụng.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

Vì sao sản xuất chè thái nguyên thủ công vẫn chiếm ưu thế?

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến  quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công vẫn là 1 lợi thế, và ưu điểm lớn nhất của nó là tận dụng được hết khả năng của nghệ nhân sao chè, tạo ra hương vị riêng biệt, thơm ngon mà chỉ có chế biến thủ công mới có được.
Thứ hai chế biến chè theo quy mô công nghiệp chỉ phù hợp với những cơ sở xuất chè lớn hoặc công ty sản xuất chè. Còn đối với những hộ dân làm chè thì với quy trình chế biến thủ công phù hợp với họ hơn, do sản lượng chè chưa cao, chi phí máy móc thiết bị phù hợp.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công
Và 1 yếu tố nữa là yếu tố kế thừa, việc sản xuất chè thủ công sẽ được truyền lại cho thế hệ sau trong quá trình các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến chè. Chính vì vậy mà kỹ thuật chè biến chè theo phương pháp truyền thống chưa bao giờ mất, nó dần tạo nên 1 thương hiệu cho từng hộ gia đình tại Tân Cương Thái Nguyên.
Bên cạnh những ưu điểm, sản xuất chè thủ công vẫn còn những hạn chế. do chế biến thủ công nên năng suất thấp, khó có thể mở rộng thị trường khi sản phẩm không phong phú đa dạng, mẫu mã bao bì không bắt mắt.

Giới thiệu quy trình chế biến chè thái nguyên thủ công

1.Hái chè

Đầu tiên là hái chè hái một tôm hai lá
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

2. Để chè héo nhẹ

Đây là giai đoạn hái chè về mang ra phơi mỏng, để chè khô sương và thoát hết khí nóng ẩm trong quá trình vận chuyển.

3. Giai đoạn ốp chè – dệt men chè

Là giai đoạn cho chè vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo các yêu cầu sau đây thì cho chè ra khỏi tôn quay:
– Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
– Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời
– Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
– Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.

4. Giai đoạn vò chè

Khi vừa kết thúc quá trình lên men chè (Giai đoạn ốp chè) ta tiến hành vò qua chè bằng tay cho những cánh chè nhỏ nát vụn còn xót lại, ta bỏ hết vụn đó đi, rồi cho chè vào cối vò chè để tiến hành vò chè.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

Giai đoạn vò chè sẽ giúp cánh chè cong lại như con tôm hay còn gọi là chè nõn tôm tân cương
Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10ph đến 15ph tùy theo loại chè và máy vò chè
Kết thúc quá trình vò chè, lúc này đem chè ra dũ tơi để chuẩn bị cho công đoạn tiếp.

5. Giai đoạn sao khô chè

Đây là giai đoạn cho chè vừa vò vào tôn quay để làm khô chè và cũng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.
Chè khi vò xong mang ra rũ tơi, đợi tôn quay chè nóng đủ nhiệt độ thì cho chè vào tôn, chú ý loại bỏ vụn cám và điều chỉnh nhiệt độ ổn định.
Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg

6. Giai đoạn lên hương chè

Sao cho khô rồi đổ ra mẹt, nong, nia, nhặt nhạnh phần cuống già, lá già sót lại, sẩy sạch cám.
Rồi lại tiếp tục cho chè vào quay thêm chút thời gian nữa khi thấy hương thơm là được. Đã kết thúc phần lên hương.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

7. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói chè.

Chè bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi.  Để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỰC PHẨM - 0905527089


Tầm quan trọng của nước với sức khỏe


Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất trên trái đất. Tất cả sinh vật đều cần phải có nước để có thể tồn tại. Nếu không có nước thì sẽ không có sự sống trên trái đất. Với con người nước thực sự là một nguồn lực quan trọng, nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống hàng ngày của con người như: tham gia vào quá trình nấu ăn, giúp con người làm sạch quần áo, đồ đạc, nhà cửa, phục vụ như hồ bơi, đặc biệt nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể người, nước tham trực tiếp vào tất cả các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người.

Tầm quan trọng của nước và sức khỏe của bạn

Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe của con người. Trong cơ thể con người luôn có 1 hệ thống quản lý nghiêm ngặt nồng độ nước trong cơ thể để ngăn chặn kịp thời tình trạng mất nước và đảm bảo cho sự tồn tại của con người.
Nước chiếm hơn hai phần ba trọng lượng cơ thể con người, không có nước chúng ta sẽ chết trong một vài ngày. Bộ não con người được tạo thành từ 75% nước. Chỉ cần giảm đi 2% nồng độ nước trong cơ thể là có thể gây ra các dấu hiệu sau: Bộ nhớ ngắn hạn bị kém đi, khó tập trung. Việc mất nước nhẹ là nguyên nhân gây ra hiện tượng mệt mỏi vào ban ngay.

tầm quan trọng của nước
Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể con người. Cơ thể không thể làm việc mà không có nước, nó giống như việc một chiếc xe không thể chạy mà không cần xăng dầu. Trong thực tế, tất cả các chức năng tế bào và cơ quan của con người đều phụ thuộc vào nước cho các hoạt động của chúng.

Nước đóng vai trò như một chất bôi trơn

Nước đóng vai trò như một chất bôi trơn trong quá trình tiêu hóa và gần như tất cả các quá trình khác của cơ thể. Nước trong nước bọt của chúng ta sẽ giúp tạo điều kiện cho việc nhai và nuốt, đảm bảo thực phẩm sẽ dễ dàng trượt xuống thực quản. Nước cũng giúp bôi trơn các khớp xương và sụn của chúng ta, cho phép chúng di chuyển trơn chu hơn. Khi mất nước các khớp, sụn không được bôi trơn có thể gây đau đầu gối, đau lưng, nặng có thể dẫn đến tổn thương, viêm khớp. Ngay cả nhãn cầu của chúng ta cũng cần được bôi trơn để làm việc tốt và vẫn khỏe mạnh.

Nước đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Cơ thể chúng ta kiểm soát nhiệt độ thông qua các tuyến mồ hôi ở da. Khi cơ thể cảm thấy nóng, nước trong tuyến mồ hôi ở da sẽ bay hơi và tạo ra hiệu ứng làm mát.Máu cũng được chuyển vào khu vực gần bề mặt dưới của da, nơi có thể làm lạnh và sau đó quay trở lại vào trong cơ thể. Khi cơ thể cảm thấy lạnh, da sẽ duy trì nhiệt độ cơ thể về mức thích hợp.

Nước đóng vai trò loại bỏ các chất độc tố ra ngoài cơ thể

Nước giúp cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố bằng nhiều cách khác nhau. Thường độc tố được loại bỏ qua đường nước tiểu và đường mồ hôi. Nước giúp giảm táo bón và khi chúng ta đi tiểu nước giúp chúng ta đảm bảo rằng độc tố sẽ được đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng và thường xuyên trước khi nó trở nên độc hại cho cơ thể. Khi cơ thể mất nước khiến các chất độc không được nước đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra đau dầu, khiến cơ thể bị nhiễm độc và mắc bệnh tật. Uống đủ nước sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận và gan trong quá trình bài tiết.

Nước đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng có giá trị cho cơ thể

Nồng độ của nước trong máu là khoảng 83% và nó giúp mang chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn được chia nhỏ trong hệ tiêu hóa và được hòa tan trong nước. Nước cho phép các chất dinh dưỡng có thể đi qua các mao mạch trong thành ruột vào máu và hệ tuần hoàn, nơi các chất dinh dưỡng và oxy có thể phân phối khắp cơ thể.
Ngoài việc duy trì hàng ngày hoạt động của cơ thể, nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật. Uống 8 lý nước mỗi ngày có thể giảm 45% nguy cơ ung thư ruột kết, giảm 50% nguy cơ ung thư bang quang, thậm chí uống nước còn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú.

tầm quan trọng của nước
Bạn cần uống đủ nước sạch mỗi ngày

Nước là một thành phần quan trọng đối với sinh lý của con người, đảm bảo cho sự sống và duy trì mọi hoạt động của con người, chính vì thế bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, luôn luôn phải uống nước sạch, kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng cân bằng và có cái nhìn tích cực về cuộc sống để đảm bảo rằng bạn luôn có một sức khỏe tốt để làm mọi việc mong muốn.

Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ỐP LÁT

 


1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Vietcert hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Vietcert báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Vietcert báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Vietcert tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Vietcert hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Vietcert
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Hotline: 0903.012.450-Ms La

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NỒI CƠM ĐIỆN - Ms.Vi 0966820495

Nồi cơm điện là vật dụng rất phổ biến trong các gia đình, và hiện nay với nhu cầu người tiêu dùng cao thì cũng đòi hỏi sản phẩm cũng phải đạt chất lượng và an toàn. Và cũng vì thế lẫn theo QCVN 4:2009/BKHCN và Thông tư 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 của Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử” thì việc chứng nhận hợp quy nồi cơm điện là việc bắt buộc nếu thực hiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng này

Chứng nhận hợp quy nồi cơm điện
Nồi cơm điện là sản phẩm thuộc vào thiết bị điện – điện tử cho nên khi chứng nhận hợp quy cần nắm rõ

Căn cứ pháp lý nào để thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử
Hồ sơ công bốhợp quy thiết bị điện – điện tử
Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử

TrungTâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhân hợp quy. Trung tâm Vietcert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm vật liệu xây dựng được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ

Trung tâm giám định hợp chuẩn hơp quy Vietcert
Mr.Vi 0966820495