Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

VIETCERT TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY





Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì?
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế sẽ thường xuyên phải đăng ký các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được quy định sẵn. Nhưng rất nhiều tổ chức, cá nhân lại không hiểu về vấn đề này. Nên trong bài viết này, Luật Việt Tín sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Vấn đề hợp chuẩn, hợp quy được quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và thông tư 28/2012/TT-BKHCN và thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ, quy trình nào cần phải chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy thì sẽ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Ví dụ như: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2010/TT-BXD thì các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định trong QCVN 16:2014/BXD bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.
Khái niệm hợp chuẩn hợp quy
Theo quy định, chứng nhận hợp chuẩn được hiểu là việc xác nhận sản phẩm, dịch vụ, quy trình môi trường phù hợp với những tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay còn gọi là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, theo nguyên tắc thì thủ tục này là tự nguyện, nhưng theo yêu cầu của khách hàng, thì thủ tục này lại bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn sẽ có thể lựa chọn phương thức đánh giá, tuy nhiên phải phù hợp với đối tượng chứng nhận. Đảm bảo kết quả chứng nhận khách quan, chính xác.
Chứng nhận hợp quy được hiểu là việc xác nhận các đối tượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay có tên gọi đầy đủ là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với những đối tượng trên.
Lưu ý: Đối tượng được chứng nhận hợp quy có thể là một sản phẩm cụ thể, một dịch vụ, một quy trình (ví dụ như quy trình sản xuất, quy trình kiểm nghiệm một sản phẩm cụ thể…), môi trường theo những tiêu chuẩn của Việt Nam, khu vực, hoặc quốc tế có thể bao gồm cả tiêu chuẩn của nước ngoài.
Đối với những đối tượng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến các lĩnh vực như an toàn, sức khỏe, môi trường và  bắt buộc phải áp dụng quy chuẩn này để đảm bảo. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực này phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy.
Điểm khác biệt giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp quy
– Chứng nhận hợp chuẩn áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng cho đối tượng hợp chuẩn.
– Không bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hoặc áp dụng quy trình, môi trường trong lĩnh vực tương ứng với tiêu chuẩn kỹ thuật.
-Chứng nhận hợp quy áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho đối tượng hợp chuẩn.
– Là thủ tục bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hoặc áp dụng quy trình, môi trường trong lĩnh vực tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật.
Các phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Theo quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN, để thực hiện chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp được hiểu là xác định các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường  trong lĩnh vực tiêu chuẩn, và quy chuẩn tương ứng với đặc tính kỹ thuật và quy định  trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Có các phương thức đánh giá sau đây (quy định tại Điều 5 thông tư nêu trên):
·         Thử nghiệm mẫu điển hình;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
·         Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
·         Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Tổng cộng là có 8 phương thức đánh giá, phương thức đánh giá sản phẩm phải phù hợp với cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường để đảm bảo kết quả đánh giá chính xác đối với trường hợp chứng nhận hợp chuẩn. Ví dụ như đối với công bố sản phẩm thực phẩm không có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức đánh giá là thử nghiệm mẫu điển hình.
Còn đối với chứng nhận hợp quy thì phương thức đánh giá áp dụng cho các loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường sẽ được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dựa vào kết quả đánh giá phù hợp, Trung tâm kỹ thuật 1 sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đánh giá và quyền được dùng dấu hợp chuẩn hoặc hợp quy trên sản phẩm bao gói của sản phẩm, trong tài liệu về sản phẩm đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Công bố hợp chuẩn
Công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân theo một trong các phương thức đánh giá nêu trên.
Trình tự như sau (Theo quy định tại Điều 8 thông tư 28/2012/TT-BKHCN):
Bước 1: Đánh giá hợp chuẩn, đánh giá phù hợp của đối tượng công bố với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất.
Công bố hợp quy
Công bố hợp quy được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ ban ngành quản lý, hoặc được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật địa phương ban hành. Ví dụ như các trang thiết bị y tế, sản phẩm thuốc, thực phẩm sẽ do Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật;  thiết bị, vật liệu xây dựng sẽ do Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
– Việc ban hành xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý để công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ KHCN.
Công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu là việc tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng của hàng hóa nhập khẩu.
Công bố hợp quy dựa trên: (1) Kết quả tự đánh giá của tổ chức cá nhân; (2) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; hoặc (3) kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Việc thử nghiệm trước khi công bố hợp quy phải được thực hiện tại tổ chức đã đăng ký hoặc đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nếu sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức nước ngoài thì tổ chức đó phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
– Đối với những sản phẩm có nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau quy định thì cần thực hiện bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm đó được thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo các quy chuẩn tương ứng.
Trình tự như sau ( Theo quy định tại Điều 13 thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN):
Bước 1:  Đánh giá hợp quy, đánh giá sự phù hợp  của các đối tượng công bố với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng.
Trên đây, là những thông tin Vietcert cung cấp cho quý khách hàng về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm theo quy định của pháp luật. Việc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngay cả khi thủ tục hợp chuẩn không bắt buộc. Người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm đã được đăng ký hợp chuẩn, hợp quy.
             Vietcert nối kết dài lâu



VIETCERT
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Website: www.vietcert.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét