Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Quy trình sản xuất chè thái nguyên - 0905727089

Quy trình sản xuất chè thái nguyên 


Quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công đã có từ lâu và hiện nay vẫn được nhiều hộ gia đình ở thái nguyên áp dụng.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

Vì sao sản xuất chè thái nguyên thủ công vẫn chiếm ưu thế?

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến  quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công vẫn là 1 lợi thế, và ưu điểm lớn nhất của nó là tận dụng được hết khả năng của nghệ nhân sao chè, tạo ra hương vị riêng biệt, thơm ngon mà chỉ có chế biến thủ công mới có được.
Thứ hai chế biến chè theo quy mô công nghiệp chỉ phù hợp với những cơ sở xuất chè lớn hoặc công ty sản xuất chè. Còn đối với những hộ dân làm chè thì với quy trình chế biến thủ công phù hợp với họ hơn, do sản lượng chè chưa cao, chi phí máy móc thiết bị phù hợp.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công
Và 1 yếu tố nữa là yếu tố kế thừa, việc sản xuất chè thủ công sẽ được truyền lại cho thế hệ sau trong quá trình các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến chè. Chính vì vậy mà kỹ thuật chè biến chè theo phương pháp truyền thống chưa bao giờ mất, nó dần tạo nên 1 thương hiệu cho từng hộ gia đình tại Tân Cương Thái Nguyên.
Bên cạnh những ưu điểm, sản xuất chè thủ công vẫn còn những hạn chế. do chế biến thủ công nên năng suất thấp, khó có thể mở rộng thị trường khi sản phẩm không phong phú đa dạng, mẫu mã bao bì không bắt mắt.

Giới thiệu quy trình chế biến chè thái nguyên thủ công

1.Hái chè

Đầu tiên là hái chè hái một tôm hai lá
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

2. Để chè héo nhẹ

Đây là giai đoạn hái chè về mang ra phơi mỏng, để chè khô sương và thoát hết khí nóng ẩm trong quá trình vận chuyển.

3. Giai đoạn ốp chè – dệt men chè

Là giai đoạn cho chè vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo các yêu cầu sau đây thì cho chè ra khỏi tôn quay:
– Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
– Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời
– Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
– Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.

4. Giai đoạn vò chè

Khi vừa kết thúc quá trình lên men chè (Giai đoạn ốp chè) ta tiến hành vò qua chè bằng tay cho những cánh chè nhỏ nát vụn còn xót lại, ta bỏ hết vụn đó đi, rồi cho chè vào cối vò chè để tiến hành vò chè.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

Giai đoạn vò chè sẽ giúp cánh chè cong lại như con tôm hay còn gọi là chè nõn tôm tân cương
Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10ph đến 15ph tùy theo loại chè và máy vò chè
Kết thúc quá trình vò chè, lúc này đem chè ra dũ tơi để chuẩn bị cho công đoạn tiếp.

5. Giai đoạn sao khô chè

Đây là giai đoạn cho chè vừa vò vào tôn quay để làm khô chè và cũng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.
Chè khi vò xong mang ra rũ tơi, đợi tôn quay chè nóng đủ nhiệt độ thì cho chè vào tôn, chú ý loại bỏ vụn cám và điều chỉnh nhiệt độ ổn định.
Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg

6. Giai đoạn lên hương chè

Sao cho khô rồi đổ ra mẹt, nong, nia, nhặt nhạnh phần cuống già, lá già sót lại, sẩy sạch cám.
Rồi lại tiếp tục cho chè vào quay thêm chút thời gian nữa khi thấy hương thơm là được. Đã kết thúc phần lên hương.
quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công

7. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói chè.

Chè bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi.  Để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét