1. Phân nhóm
phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất
a) Nhóm phân
bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các
loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ
tổng hợp, được xử lý
qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
b) Nhóm phân
bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất
hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô,
nghiền, sàng, phối
trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
c) Nhóm phân
bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học
hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh
học như axít humic, axít fulvic, axít
amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
2. Phân loại
phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân
bón đối với cây trồng
a) Phân bón đa
lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân
bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
b) Phân bón
trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01
nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá
dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành
phân bón;
c) Phân bón vi
lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh
dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất
hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21)
hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides
(số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium,
Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium,
Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn
Mendeleev);
đ) Phân bón cải
tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của
đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản
xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
3. Phân loại
phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các
nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
a) Phân bón đơn
là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa
lượng;
b) Phân bón
phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố
dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón hỗn
hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các
loại phân bón khác nhau;
d) Phân bón
khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ
sung chất hữu cơ;
đ) Phân bón
khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ
sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin,
vitamin,...).
4. Phân loại
phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình
sản xuất
a) Phân bón hữu
cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh
dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu
cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít
nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu
cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít
nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít
fulvic, axít amin, vitamin,...);
d) Phân bón hữu
cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất
01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải
tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của
đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản
xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất
hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu
cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây
trồng, các loại thực vật
hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền
thống.
5. Phân loại
phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón
a) Phân bón
sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có
nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như
axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi
sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất
dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có
thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh
vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải
tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học
của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được
sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có
nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh
học.
6. Phân bón có
chất điều hòa sinh trưởng là một trong
các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một
hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh
trưởng nhỏ hơn 0,5% khối
lượng.
7. Phân bón có
chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các
khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.
8. Phân bón có
khả năng tăng miễn dịch
cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều
này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại
cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.
9. Phân loại
phân bón theo phương thức sử dụng
a) Phân bón rễ
là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông
qua bộ rễ;
b) Phân bón lá
là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông
qua thân, lá.
VietCERTlà một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERTcung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ:
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
0905283678
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ:
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
0905283678