Trang

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Phân loại phân bón theo nghị định 108 - Ms Lụa : 0905 283 678

1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất
a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghin, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng
a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);
đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phi trộn từ các loại phân bón khác nhau;
d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;
đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...).
4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất
a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón
a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiu chất sinh học.
6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.
7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.
8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.
9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng
a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
VietCERTlà một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERTcung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ: 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
0905283678

trách nhiệm của tổ chức cá nhân công bố hợp chuẩn - liên hệ 0905283678



2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp chuẩn trong quá trình lưu thông, sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
c) Thông báo bằng văn bản cho Chi cục về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận đã đăng ký;
b) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
VietCERTlà một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERTcung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ: 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
0905283678

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỮA


CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỮA

Theo quy định của bộ y tế thì sản phẩm sữa là một sản phẩm nằm trong danh mục cần công bố hợp quy trước khi cho sản phẩm lưu thông tiêu thụ trên thị trường.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Căn cứ vào nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định về một số điều luật an toàn thực phẩm và theo thông tư 19/2012/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn việc công bố hợp quy và các quy định phù hợp với quy chuẩn an toàn thực phẩm. Thì các sản phẩm sữa cần tiến hành công bố hợp quy, các quy định này ban hành cũng nhằm đảm bảo chất lượng sữa và thắt chặt quản lý hàng giả, hàng nhái đem sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.

NHỮNG LOẠI SỮA CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY:
v Sản phẩm sữa dạng lỏng
v Sản phẩm sữa dạng bột
v Sản phẩm phomat
v Sản phẩm bột từ sữa
v Sản phẩm sữa lên men

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY SỮA:
v Bản công bố hợp quy theo mẫu
v Giấy đăng ký kinh doanh
v Giấy chứng nhận hợp quy sữa từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp
v Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001
v Sản phẩm mẫu

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
v Doanh nghiệp cung cấp giấy phép sản xuất/kinh doanh
v Bản mô tả chi tiết về đặc điểm, tính chất…
v Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý ISO 9001 và các quy chuẩn về môi trường như ISO 14001
v Cơ quan nhà nước/Tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm
v Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp ngược lại sẽ đề xuất cho ý kiến để doanh nghiệp khắc phục và tiến hành chứng nhận lại sau

LỢI ÍCH CỦA CÔNG BỐ HỢP QUY SỮA
v Giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường ngay khi mới bước chân vào đó.
v Giúp tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận hợp quy
v Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới.
v …..

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 518 929

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG PHỤ GIA THỰC PHẨM


CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

THÔNG TIN CHUNG:
Theo quy định của Luật An toàn Thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải công bố trước khi lưu hành.

HỒ SƠ CÔNG BỐ:
1.   Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (do thương nhân ban hành – có đóng dấu).
2.   Bản tiêu chuẩn cơ sở (do thương nhân ban hành - có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu 2 ban hành kèm theo Quy chế này); quy trình sản xuất.
3.   Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
4.   Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ (đối với thực phẩm nhập khẩu).
5.   Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm định).
6.   Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
7.   Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
8.   Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).
9.  Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen  hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trình sản xuất.

10.Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 518 929

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT – 0903 518 929

Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng để đảm bảo tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

CĂN CỨ CHỨNG NHẬN
v Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
v Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
v Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
v Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN
v TCVN 2740:1986 Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
v TCVN 3711:1982 Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
v TCVN 3712:1982 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
v TCVN 3714:1982 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
v TCVN 4542:1988 Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
v TCVN 4543:1988 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
*  v Đánh giá hợp quy thuốc bảo vệ thực vật
  • Trình tự thủ tục đánh giá theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT;
  • Căn cứ đánh giá hợp quy quy định tại khoản 2 điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT (Các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật công bố hàng năm).
  • Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy thực hiện.

v Đăng ký bản công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT- TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 518 929

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

CÔNG BỐ HỢP QUY SỮA BỘT

CÔNG BỐ HỢP QUY SỮA BỘT

Căn cứ Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm và thông tư 19/2012/TT-BYT về việc công bố hợp quy sữa bột đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh mặt hàng này nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn sức khỏe cho người tiêu dùng, và đặc biệt tạo sự bền vững cho thương hiệu trên thị trường.

Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

Các sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại QCVN 5-2/2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột. Về thủ tục, hồ sơ tương tự như những sản phẩm nằm trong Danh mục các thực phẩm phải công bố chất lượng cũng như công bố thực phẩm.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỮA BỘT
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, cung cấp sữa bột

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY SỮA BỘT
v Bản công bố hợp quy theo mẫu
v Giấy đăng ký kinh doanh
v Giấy chứng nhận hợp quy sữa từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp
v Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001
v Sản phẩm mẫu

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 518 929

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỨ VỆ SINH NHẬP KHẨU


CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỨ VỆ SINH NHẬP KHẨU

Theo thông tư 15/2014/TT-BXD và Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD quy định sản phẩm sứ vệ sinh đều phải thực hiện chứng nhận hợp quykiểm tra chất lượng. Do đó các đơn vị nhập khẩu sản phẩm sứ vệ sinh đều phải đăng ký chứng nhận hợp quy sứ vệ sinh.

CÁC LOẠI SỨ VỆ SINH SAU CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY:
v Xí bệt, tiểu nữ
v Chậu rửa (Lavabo)
v Xí xổm (bồn cầu)

THEO QUY ĐỊNH CỦA QUY CHUẨN QCVN 16:2014/BXD THÌ CÁC CHỈ TIÊU CẦN THỬ NGHIỆM KHI THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN SỨ VỆ SINH:
*   Với sản phẩm là xí bệt, tiểu nữ bao gồm các chỉ tiêu sau:
v Khuyết tật ngoại quan
v Khả năng chịu tải của sản phẩm
v Mức độ vệ sinh của bệ xí
v Độ làm sạch bề mặt
v Độ xả thoát bằng giấy vệ sinh 

*   Với sản phẩm chậu rửa gồm các chỉ tiêu sau:
v Khuyết tật ngoại quan
v Khả năng chịu tải của sản phẩm
v Khả năng thoát nước

*   Với sản phẩm xí xổm thử nghiệm các chỉ tiêu sau:
v Khuyết tật ngoại quan
v Độ xả thoát bằng giấy vệ sinh

LÝ DO CHỌN VIETCERT CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO SỨ VỆ SINH:
v VIETCERT là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định đánh giá sản phẩm sứ vệ sinh
v Thời gian chứng nhận nhanh
v Chi phí chứng nhận hợp lý

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 518 929