Trang

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

chứng nhận hợp quy 0905 935 699

KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU


   KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU – 0903 528 199


1.                  TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Cùng với nền kinh tế phát triển, các mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Tuy nhiên, là một đất nước nông nghiệp nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu TĂCN nên lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nghịch lý này khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước thiếu ổn định, đẩy người chăn nuôi vào thế bị động, nhiều khi có làm mà không có lãi.

Nhu cầu về một nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ đầu của chuỗi thức ăn, ngày 5/2/2010, chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tiếp đó, năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi quy định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thức ăn chăn nuôi (bao gồm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. QCVN 01-78:2011/BNNPTNT và sự kiểm soát bằng các hàng rào kỹ thuật của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập vào Việt Nam, tránh nhập ồ ạt các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng thấp. Và ngày 24/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

2. LỢI ÍCH CỦA KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP)

Căn cứ theo thông tư Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT quy định chi tiết về quản lý thức ăn chăn nuôi và nghị định 39/2017/NĐ-CP của Bộ NN và PTNT về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là một trong số các đối tượng bắt buộc kiểm tra nhà nước.

Các doanh nghiệp cần xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu dùng để làm thủ tục khai hải quan; khi đã được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra thì doanh nghiệp được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong giấy đăng ký kiểm tra. Doanh nghiệp phải giữ nguyên hiện trạng hàng hóa, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn trước khi có kết quả xác nhận chất lượng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP


CHỨNG NHẬN GLOBALGAP – 0903 528 199

Bằng chứng về việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt và đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường
 


Đối với các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay, phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh một cách có trách nhiệm là một thách thức thật sự. Những áp lực mới từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ, và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho phía các nhà trồng trọtnuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng những công nghệ sản xuất có thể làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường (đất và nước), giảm  thiểu việc sử dụng hóa chất, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển.
Khả năng đưa ra bằng chứng cam kết cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt đã trở thành một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường.

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP LÀ GÌ?
GLOBALGAP là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGap của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGap là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, môi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu không có sự đảm bảo này, người sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trường từ chối.
LỢI ÍCH CHỦ YẾU CỦA CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP
v Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực   hành nông nghiệp tốt.
v Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
v Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
v Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
v Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
v Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐIỆN GIA DỤNG-MS THANH NHUNG-0905 870 699


CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015


CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015 – 0903 528 199

Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004

ISO 14001, là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO. Sau 19 năm kể từ khi tiêu chuẩn được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và ban hành phiên bản mới năm 2015.

Bằng chứng về trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp nhanh chóng trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng. Những khách hàng có ý thức về môi trường sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm, ví dụ như những doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như bộ tiêu chuẩn ISO 14001.

ISO 14001 2015 LÀ GÌ?
ISO 14001:2015 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu. Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống.

LỢI ÍCH CHỦ YẾU CỦA ISO 14001:2015 LÀ GÌ?
v Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp.
v Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
v Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.
v Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN VIETGAP THỦY SẢN


CHỨNG NHẬN VIETGAP THỦY SẢN – 0903 528 199


Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản tích hợp các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt của quốc tế; quy định quản lý việc sử dụng kháng sinh hóa chất của Châu Âu, Mỹ, Nhật,… thông qua các quyết định được ban hành và cập nhật thường xuyên của Bộ NN & PTNT; các yêu cầu của quốc tế về bảo vệ môi trường như công ước RAMSAR-UNESCO, các yêu cầu về bảo vệ động vật hoang dã của IUCN, …; các yêu cầu về an sinh xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000; các yêu cầu về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp theo  OHSAS 18000.

Dự án “hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế” do tổ chức USAID Hoa Kỳ tài trợ đã thực hiện sự so sánh đối chiếu tiêu chuẩn VietGAP, BAP, GlobalGAP và ASC. Kết quả cuối cùng đưa ra tiêu chuẩn VietGAP tương thích gần như 100% các yêu cầu về môi trường, xã hội, kinh tế, quản lý hệ thống chất lượng và các chuẩn mực đạo đức.

 Bộ NN & PTNT đang xúc tiến tổ chức các hội thảo, tham dự các hội chợ thủy sản Quốc tế, tiếp xúc với người mua để quảng bá và giới thiệu tiêu chuẩn VietGAP đến người mua và người tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu. Trong tương lai không xa, tiêu chuẩn VietGAP sẽ có khả năng được công nhận rộng rãi trên thị trường thế giới.

HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP
VietGAP thủy sản là một quy phạm thực hành đảm bảo được các yêu cầu về ATTP, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm mang lợi ích cho nhiều bên trong quá trình tiêu thụ và có sự hài hòa cùng các tiêu chuẩn tự nguyện khác như ASC hay GlobalGAP,… VietGAP hướng tới Benchmarking với ASEAN GAP, ASC, GlobalGAP và tất cả hoàn toàn tuân thủ các quy định chung của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc (FAO) về GAP và chứng nhận GAP. Khi chuẩn đối sánh này được thỏa ước thì sản phẩm thủy sản VietGAP tiến đến thị trường trong khu vực và thế giới là không xa.

Bộ NN&PTNT đang tiến hành nghiên cứu các thị trường bán lẻ ở châu Âu và một số thị trường khác để giới thiệu sản phẩm VietGAP, sẽ đàm phán với những đối tác nước ngoài để đảm bảo sản phẩm nuôi theo VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác.

Nhiều công ty nước ngoài rất quan tâm và sẵn sàng thu mua những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP để đưa vào hệ thống siêu thị. Vì vậy, những hộ nuôi trồng có chứng nhận VietGAP cũng sẽ nhanh chóng ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra.

Hiện nay, các nhà quản lý đã và đang nỗ lực tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; kết nối với các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm VietGAP như Metro, AEON, Big C, các chợ đầu mối…đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.

GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG VÀ KINH TẾ CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP
1. Đối với cơ sở nuôi trồng
v Đầu tư cơ sở hạ tầng một lần ban đầu vững chắc đáp ứng  các yêu cầu của tiêu chuẩn tự nguyện khác là yếu tố cốt lõi nhất cho việc giảm giá thành sản phẩm.
v Hạn chế ô nhiễm môi trường; bệnh và dịch bệnh.
v Tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
v Thị trường ngày càng mở rộng và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.
v Nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Đối với người lao động
v Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động.
v Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người lao động để sản xuất bền vững.
v Khuyến khích người lao động hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung và bền vững của cơ sở nuôi trồng.
3. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
v Sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm.
v Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào, giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc giảm tần suất bị kiểm tra.
4. Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản có chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước góp phần tạo nên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và sử dụng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm trên thị trường với dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI


CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI – 0903 528 199

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI

1.    VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi an toàn (VietGAP chăn nuôi) cho các đối tượng sau: Gia cầm, lợn, bò sữa, ong. Quy trình này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm gia cầm, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

2.    Lợi ích của chứng nhận VietGAP chăn nuôi:
v Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
v Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
v Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
v Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
v Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
v Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
v Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý..

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT


CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT – 0903 528 199

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT

1.    VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Sản phẩm trồng trọt có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng… đã dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng. Để lấy lại niềm tin cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cần có hướng canh tác bền vững, đúng quy trình cũng như cần thiết phải có một tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất. Đứng trước những yêu cầu đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho ra đời Tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP) được xây dựng trên cơ sở kế thừa các tiêu chuẩn GAP đã có như GlobalGAP, AsianGAP và các GAP khác trên thế giới, đi kèm với đó là ban hành các Quy chuẩn tương ứng cho các sản phẩm (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT Quy chuẩn đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế).

2.    Lợi ích của chứng nhận VietGAP trồng trọt:
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
  •  Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
  •  Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
  • Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...


Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN ISO 22000



CHỨNG NHẬN ISO 22000 – 0903 528 199


TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

 1. Vì sao nên áp dụng ISO 22000?
Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.  Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số đó, tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Mục tiêu của hệ thống ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.

Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ....

2. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
v ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
v ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

3. Đối tượng nào nên áp dụng ISO 22000?
ISO 22000 có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:
- Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
- Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi, Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
- Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động.
- Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói.
- Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN ISO 22000

v Thỏa mãn khách hàng - thông qua giao hàng đáp ứng các yêu cầu một cách nhất quán bao gồm chất lượng, an toàn và pháp lý.
v Các chi phí vận hành được cắt giảm - thông qua các quá trình cải tiến liên tục và hiệu quả vận hành tốt
v Hiệu quả hơn bằng chương trình tiên quyết tích hợp (PRP’s & OPRP’s), triết lý Plan - Do- Check- Act của ISO 9001 để tăng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thựcphẩm.
v Mối quan hệ với các nhà đầu tư được cải thiện - bằng việc bảo vệ sức khỏe và tài sản của nhân viên, các khách hàng và nhà cung cấp.
v Phù hợp luật pháp- thông qua việc thấu hiểu các yêu cầu và quy định pháp lý ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và khách hàng của họ và thử nghiệm phù hợp thông qua đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo.
v Quản lý rủi ro được cải thiện - thông qua việc xác định rõ ràng các sự cố tiềm ẩn và áp dụng kiểm soát và đo lường.
v Khả năng của doanh nghiệp được chứng minh - thông qua việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận. Khả năng tranh thủ cao hơn các doanh nghiệp - đặc biệt những nơi mà các đặc tính kỹ thuật yêu cầu chứng nhận như một điều kiện để cung ứng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

TỔNG QUAN VỀ ISO 9001


TỔNG QUAN VỀ ISO 9001 – 0903 528 199


ISO 9001 LÀ GÌ?
ISO 9001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp . Nó áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp , và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng. ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ , được thực hiện bởi bất kỳ quá trình bất cứ nơi nào trên thế giới.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN ISO 9001
1.    Những lợi ích của việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001
Thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng (QMS ) sẽ thúc đẩy nhân viên bằng cách xác định vai trò và trách nhiệm quan trọng của họ. Tiết kiệm chi phí có thể được thực hiện thông qua cải thiện hiệu quả và năng suất. Từ đó, những cải tiến có thể được phát triển, dẫn đến lãng phí ít hơn, công việc không phù hợp hoặc bị từ chối và khiếu nại ít hơn. Khách hàng sẽ nhận thấy rằng các đơn đặt hàng đều được đáp ứng một cách nhất quán, về thời gian và đặc điểm kỹ thuật chính xác. Điều này có thể mở ra các thị trường cơ hội tăng lên, và cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng thắng thầu.

2.    Tại sao nên chứng nhận ISO 9001 ?
■ Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận quốc tế chứng tỏ công ty đó cam kết về đảm bảo chất lượng , hướng tới khách hàng, và sẵn sàng làm việc theo hướng cải thiện hiệu quả .
■ Điều đó thể hiện sự tồn tại của một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng sự đánh giá khắc nghiệt của chuyên gia độc lập bên ngoài .
■ Chứng chỉ ISO 9001 nâng cao hình ảnh công ty trong con mắt của khách hàng , của nhân viên và cổ đông công ty.
■ Chứng chỉ ISO 9001 cũng cung cấp một lợi thế cạnh tranh của một tổ chức trong thương mại.

v  Đối với quản lý doanh nghiệp
ü  Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
ü  Củng cố uy tín của lãnh đạo.
ü  Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
ü  Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
ü  Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
ü  Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
ü  Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
ü  Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
ü  Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
ü  Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
ü  Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
ü  Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
ü  Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

v Lợi ích về mặt thị trường
ü  Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
ü  Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
ü  Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
ü  Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
ü  Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
ü  Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
ü  Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
ü  Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.

ISO 9001 là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường - ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe - OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001...

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ


TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ – 0903 528 199

Phân bón vô cơ đang là vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt, để giảm thiểu sự nhập nhèm giữa phân bón chất lượng và kém chất lượng, theo các yêu cầu bắt buộc quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP; Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT về quản lý phân bón và Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ,… các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng phân bón phải áp dụng và sở hữu bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp - do cơ quan, tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp cấp.



Theo Nghị định 202/2013/NĐ/CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, “Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”. Trước đó, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật  Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đã quy định: Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN LÀ GÌ?
Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo thoả thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ 3). Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy phân bón là các quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý, cụ thể theo quy định của Bộ Công Thương đối với phân bón vô cơ và Bộ NN&PTNT đối với phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ
Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty sản xuất hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy.

Theo Nghị định số 202/2013/NĐ/CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quản lý phân bón, Bộ Công Thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Ngày 30/08/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Nghị định số 202/2013/NĐ/CP.

Ngày 13/11/2014, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của  Nghị định 202/2013/NĐ/CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Như vậy, theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2014/BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
1.    Lợi ích đối với doanh nghiệp:
v Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật.
v Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và liên tục được nâng cao khi các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
v Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.    Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm phân bón vô cơ đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
3.    Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón vô cơ được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199