Trang

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ UỐNG CÓ CỒN


CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ UỐNG CÓ CỒN – 0903 528 199

Số lượng tiêu thụ các loại rượu, bia của nước ta khá lớn, gần đây đã xảy ra tình trạng bia, rượu giả tràn lan gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó việc Công bố hợp quy đồ uống có cồn không chỉ giúp cơ quan quản lý kiểm soát mà còn làm căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm chất lượng.


CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ UỐNG CÓ CỒN:
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam. Trong đó
v Cồn thực phẩm cồn ethanol đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm, thu được bằng cách chưng cất từ dịch lên men có nguồn gốc tinh bột và các loại đường được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn và các sản phẩm đồ uống có cồn
v các sản phẩm như bia hơi, bia, rượu vang (wine) , rượu vang nổ (sparkling wines) , rượu mạnh (spirit drinks) trong đó rượu mạnh bao gồm: – Rượu vang mạnh (wine spirit) – Rượu Brandy/ Rượu Weinbrand (Brandy/ Weinbrand) – Rượu bã nho (grape marc spirit hoặc grape marc) – Rượu trái cây (fruit spirit) – Rượu táo và rượu lê (cider spirit and pery spirit) – Rượu Vodka (Vodka) QCVN 6-3:2010/BYT 3 – Rượu gin Luân Đôn (London gin)

YÊU CẦU KỸ THUẬT:
Các sản phẩm nằm trong quy định đã liệt kê ở trên phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật có trong phụ lục kèm theo  QCVN 6-3:2010/BYT

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ỐNG NHỰA U-PVC


CHỨNG NHẬN HỢP QUY ỐNG NHỰA U-PVC – 0903 528 199

Ống nhựa U-PVC là vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16;2014/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường.

Nhóm sản phẩm nhựa U-PVC theo QCVN 16;2014/BXD gồm: hệ thống ống bằng chất dẻo, hệ thống cấp thoát nước,cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất

1.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY ỐNG NHỰA U-PVC THEO QCVN16:2014/BXD:
v Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
v Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;

2. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
v Liên hệ tới đơn vị được chỉ định để được tư vấn về sản phẩm;
v Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
v Đối với hàng nhập khẩu : Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…)
v Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
v Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấy chứng nhận hợp quy "
v Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.

3. PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN:
v Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
v Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
v Có thử nghiệm.

4.THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY ỐNG NHỰA U-PVC :
v Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
v Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
v Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp đơn vị công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
v Kế hoạch giám sát đánh giá định kỳ.
v Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU


KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU – 0903 528 199

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là quy trình bắt buộc và tất yếu đối với các dòng sản phẩm nước ngoài nhập vào Việt Nam nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và tính chính xác đến người tiêu dùng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra sâu, rộng trên toàn cầu thì việc giao thương, lưu thông hàng hóa xuyên quốc gia trở thành nhu cầu không thể thiếu. Do vậy, để tránh tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng làm nhũng đoạn thị trường thì toàn bộ quy trình, thủ tục khâu Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu cần được tiến hành và thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo độ xác thực cao nhất.


KIỂM TRA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Quyết định 50/2006/QĐ-TT ngày 7/3/2006 của Thủ tướng chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng thuộc quản lý của các Bộ ngành, do đó các mặt hàng thuộc danh mục của Quyết định này khi nhập về Việt Nam phải được Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu hay Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.

QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của người nhập khẩu sẽ tiến hành xác minh, thẩm định ngay theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BKHCN.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra theo quy định tại khoản 2,3,4 của Điều 7 trong Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN nhằm có những kết luận chính xác hoặc phải chuyển sang cơ quan Hải Quan tiến hành tiếp tục xác minh chính xác.
Quy trình tiến hành Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân nhập khẩu hoặc khách hàng trực tiếp đến lập đăng ký kiểm tra.

HỒ SƠ, GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI TIẾN HÀNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Khi tiến hành Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cần có 01 bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước cấp về chất lượng hàng hóa được nhập khẩu. Pho to bản hợp đồng (Contract) cùng danh mục hàng hóa đi kèm (Packing list). Bản sao chứng chỉ chất lượng có công chứng. Cùng bản sao vận đơn (có xác nhận của đơn vị, cá nhân nhập khẩu – Bill of lading); Hóa đơn, chứng từ (Invoice); Tờ khai các loại hàng hóa nhập khẩu; Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (nếu có – C/O-Certificate of Origin); Bản mô tả hoặc ảnh sản phẩm, hàng hóa, mẫu nhãn hàng hóa nhập khẩu đã gắn dấu hợp quy chuẩn và nhãn phụ với trường hợp nhãn chính chưa cung cấp đủ yêu cầu thông tin.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Tiến hành đầy đủ mọi quy trình nghiêm ngặt về Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ đảm bảo lợi ích người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Được sử dụng những hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Cũng như người tiêu dùng chi trả giá trị cao cho một sản phẩm nhập khẩu chính hãng. Tránh tình trạng trà trộn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng lại dán tem, nhãn nước ngoài đánh lừa người tiêu dùng.
Với những ý nghĩa, lợi ích thiết thực của quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hơn ai hết người tiêu dùng là những người mong muốn tính chính xác nhất của thủ tục này. Qua đó, người tiêu dùng đảm bảo được quyền và lợi ích khi sử dụng sản phẩm nhập ngoại tại thị trường trong nước.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU


        THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU – 0903 528 199


Theo quy định tại Điều 35 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
1.  Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng.
2.  Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.
3. Tiến hành kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo các nội dung sau đây:
v Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra.
v Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
4. Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan.
5. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định:
v Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu khắc phục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
v Trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong số tổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
v Trong trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
v Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

CÔNG BỐ HỢP QUY


CÔNG BỐ HỢP QUY – 0903 528 199

CÔNG BỐ HỢP QUY LÀ GÌ?
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (Khoản 9, điều 3, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)

TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY ?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp … hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định. (Khoản 1, điều 48, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)
Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này. (Khoản 2, điều 34, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa)

CƠ SỞ PHÁP LÝ
v Thông tư số 19/2012/TT-BYT
v Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
v Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT

TRÌNH TỰ CÔNG BỐ HỢP QUY
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, được thực hiện tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) hoặc do doanh nghiệp tự thực hiện (bên thứ nhất).
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY
1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản sao y bản chính GPĐKKD hoặc giấy tờ tương đương;
3. Quy trình sản xuất;
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
5. Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
6. Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình;
7. Báo cáo đánh giá hợp quy.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM


CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM – 0903 528 199

     Công bố phù hợp quy định ATTP: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (Khoản 1 điều 2 Thông tư 19/2012/TT-BYT).
     Đối với các sản phẩm đã có quy chuẩn: “Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường” (Khoản 1 Điều 3 nghị định 38/2012/NĐ-CP).
     Đối với các “Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực” (Khoản 2 Điều 3 nghị định 38/2012/NĐ-CP).

1. TRÌNH TỰ CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố về:
v Cục An toàn thực phẩm đối với các sản phẩm: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
v Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩmm: sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2. HỒ SƠ CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm;
d) Kế hoạch giám sát định kỳ;
đ) Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
e) Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương;
g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bắt buột theo quy định;
h) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương;
i) Kế hoạch kiểm soát chất lượng (chỉ yêu cầu đối với đơn vị sản xuất trong nước)
l) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (chỉ yêu cầu đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng)

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
– Nghị định 38/2012/NĐ-CP
– Thông tư 19/2012/TT-BYT

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH


CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH – 0903 528 199

Nhôm và hợp kim nhôm định hình là vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16;2014/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường.


ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH THEO QCVN16:2014/BXD:
v Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
v Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
v Liên hệ đến đơn vị được chỉ định để được tư vấn về sản phẩm;
v Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
v Đối với hàng nhập khẩu : Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…)
v Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
v Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấy chứng nhận hợp quy "
v Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN:
v Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
v Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
v Có thử nghiệm.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY NHỰA NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH :
v Bản công bố hợp quy;
v Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
v Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
v Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp đơn vị công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
v Kế hoạch giám sát đánh giá định kỳ.
v Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199