Trang

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - 0903 528 199


VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ?
Theo QCVN 4:2009/BKHCN, ban hành đưa ra các yêu cầu bắt buộc các thiết bị điện-điện tử phải tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn với môi trường, với người sử dụng. Vì vậy, các sản phẩm thiết bị điện-điện tử bắt buộc phải chứng nhận hợp quy khi các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu. Chứng nhận không đơn thuần vì sự an toàn ở người tiêu dùng không mà còn đảm bảo an toàn cho chính sản phẩm của doanh nghiệp bạn, đem lại sự tin cậy cho người dùng khi sử dụng và lựa chọn sản phẩm của chính doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp bền vững hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay khi thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn yêu cầu nhà nước ban ra.

Nhu cầu cuộc sống ngày càng đẩy cao, vì vậy việc sử dụng các thiết bị điện-điện tử để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng gia tăng. Các thiết bị bị điện – điện tử là một phần không thể thiếu được trong nhu cầu cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nhưng khi sử dụng các thiết bị điện điện tử rất nguy hiểm tới tính mạng, an nguy của người sử dụng các thiết bị điện-điện tử. Vì bản thân trong các thiết bị chứa đựng các yếu tố nguy hiểm xếp vào sản phẩm nhóm II gây mất an toàn của Bộ Khoa học Công Nghệ cho nên các doanh nghiệp hay nhà sản xuất cần thực hiện đúng và tránh những điều không đáng xảy ra.

CÁC SẢN PHẨM THUỘC THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BẮT BUỘC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
v Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
v Dụng cụ điện đun nước nóng và chứa nước nóng
v Máy sấy tóc và các thiết bị điện làm đầu khác
v Ấm đun nước
v Nồi cơm điện
v Bàn là điện
v Lò vi sóng
v Lò nướng, vỉ nướng điện
v Dây điện
v Dụng cụ điện đun nước nóng
v Dụng cụ pha chè, pha cà phê
v Máy sấy tay

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

chứng nhận hợp quy 0905 935 699

KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU


   KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU – 0903 528 199


1.                  TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Cùng với nền kinh tế phát triển, các mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Tuy nhiên, là một đất nước nông nghiệp nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu TĂCN nên lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nghịch lý này khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước thiếu ổn định, đẩy người chăn nuôi vào thế bị động, nhiều khi có làm mà không có lãi.

Nhu cầu về một nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ đầu của chuỗi thức ăn, ngày 5/2/2010, chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tiếp đó, năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi quy định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thức ăn chăn nuôi (bao gồm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. QCVN 01-78:2011/BNNPTNT và sự kiểm soát bằng các hàng rào kỹ thuật của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập vào Việt Nam, tránh nhập ồ ạt các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng thấp. Và ngày 24/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

2. LỢI ÍCH CỦA KIỂM TRA THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP)

Căn cứ theo thông tư Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT quy định chi tiết về quản lý thức ăn chăn nuôi và nghị định 39/2017/NĐ-CP của Bộ NN và PTNT về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là một trong số các đối tượng bắt buộc kiểm tra nhà nước.

Các doanh nghiệp cần xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu dùng để làm thủ tục khai hải quan; khi đã được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra thì doanh nghiệp được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong giấy đăng ký kiểm tra. Doanh nghiệp phải giữ nguyên hiện trạng hàng hóa, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn trước khi có kết quả xác nhận chất lượng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP


CHỨNG NHẬN GLOBALGAP – 0903 528 199

Bằng chứng về việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt và đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường
 


Đối với các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay, phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh một cách có trách nhiệm là một thách thức thật sự. Những áp lực mới từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ, và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho phía các nhà trồng trọtnuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng những công nghệ sản xuất có thể làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường (đất và nước), giảm  thiểu việc sử dụng hóa chất, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển.
Khả năng đưa ra bằng chứng cam kết cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt đã trở thành một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường.

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP LÀ GÌ?
GLOBALGAP là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGap của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGap là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, môi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu không có sự đảm bảo này, người sản xuất nông nghiệp có thể bị thị trường từ chối.
LỢI ÍCH CHỦ YẾU CỦA CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP
v Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực   hành nông nghiệp tốt.
v Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
v Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
v Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
v Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
v Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐIỆN GIA DỤNG-MS THANH NHUNG-0905 870 699


CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015


CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015 – 0903 528 199

Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004

ISO 14001, là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO. Sau 19 năm kể từ khi tiêu chuẩn được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và ban hành phiên bản mới năm 2015.

Bằng chứng về trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp nhanh chóng trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng. Những khách hàng có ý thức về môi trường sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm, ví dụ như những doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như bộ tiêu chuẩn ISO 14001.

ISO 14001 2015 LÀ GÌ?
ISO 14001:2015 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu. Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống.

LỢI ÍCH CHỦ YẾU CỦA ISO 14001:2015 LÀ GÌ?
v Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp.
v Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
v Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.
v Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN VIETGAP THỦY SẢN


CHỨNG NHẬN VIETGAP THỦY SẢN – 0903 528 199


Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản tích hợp các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt của quốc tế; quy định quản lý việc sử dụng kháng sinh hóa chất của Châu Âu, Mỹ, Nhật,… thông qua các quyết định được ban hành và cập nhật thường xuyên của Bộ NN & PTNT; các yêu cầu của quốc tế về bảo vệ môi trường như công ước RAMSAR-UNESCO, các yêu cầu về bảo vệ động vật hoang dã của IUCN, …; các yêu cầu về an sinh xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000; các yêu cầu về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp theo  OHSAS 18000.

Dự án “hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế” do tổ chức USAID Hoa Kỳ tài trợ đã thực hiện sự so sánh đối chiếu tiêu chuẩn VietGAP, BAP, GlobalGAP và ASC. Kết quả cuối cùng đưa ra tiêu chuẩn VietGAP tương thích gần như 100% các yêu cầu về môi trường, xã hội, kinh tế, quản lý hệ thống chất lượng và các chuẩn mực đạo đức.

 Bộ NN & PTNT đang xúc tiến tổ chức các hội thảo, tham dự các hội chợ thủy sản Quốc tế, tiếp xúc với người mua để quảng bá và giới thiệu tiêu chuẩn VietGAP đến người mua và người tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu. Trong tương lai không xa, tiêu chuẩn VietGAP sẽ có khả năng được công nhận rộng rãi trên thị trường thế giới.

HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP
VietGAP thủy sản là một quy phạm thực hành đảm bảo được các yêu cầu về ATTP, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm mang lợi ích cho nhiều bên trong quá trình tiêu thụ và có sự hài hòa cùng các tiêu chuẩn tự nguyện khác như ASC hay GlobalGAP,… VietGAP hướng tới Benchmarking với ASEAN GAP, ASC, GlobalGAP và tất cả hoàn toàn tuân thủ các quy định chung của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc (FAO) về GAP và chứng nhận GAP. Khi chuẩn đối sánh này được thỏa ước thì sản phẩm thủy sản VietGAP tiến đến thị trường trong khu vực và thế giới là không xa.

Bộ NN&PTNT đang tiến hành nghiên cứu các thị trường bán lẻ ở châu Âu và một số thị trường khác để giới thiệu sản phẩm VietGAP, sẽ đàm phán với những đối tác nước ngoài để đảm bảo sản phẩm nuôi theo VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác.

Nhiều công ty nước ngoài rất quan tâm và sẵn sàng thu mua những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP để đưa vào hệ thống siêu thị. Vì vậy, những hộ nuôi trồng có chứng nhận VietGAP cũng sẽ nhanh chóng ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra.

Hiện nay, các nhà quản lý đã và đang nỗ lực tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; kết nối với các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm VietGAP như Metro, AEON, Big C, các chợ đầu mối…đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.

GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG VÀ KINH TẾ CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐẠT CHỨNG NHẬN VIETGAP
1. Đối với cơ sở nuôi trồng
v Đầu tư cơ sở hạ tầng một lần ban đầu vững chắc đáp ứng  các yêu cầu của tiêu chuẩn tự nguyện khác là yếu tố cốt lõi nhất cho việc giảm giá thành sản phẩm.
v Hạn chế ô nhiễm môi trường; bệnh và dịch bệnh.
v Tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
v Thị trường ngày càng mở rộng và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.
v Nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Đối với người lao động
v Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động.
v Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người lao động để sản xuất bền vững.
v Khuyến khích người lao động hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung và bền vững của cơ sở nuôi trồng.
3. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
v Sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm.
v Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào, giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc giảm tần suất bị kiểm tra.
4. Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản có chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước góp phần tạo nên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và sử dụng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm trên thị trường với dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199