Trang

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe. 
Sản phẩm trồng trọt có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng… đã dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng. Để lấy lại niềm tin cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cần có hướng canh tác bền vững, đúng quy trình cũng như cần thiết phải có một tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất. Đứng trước những yêu cầu đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho ra đời Tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP) được xây dựng trên cơ sở kế thừa các tiêu chuẩn GAP đã có như GlobalGAP, AsianGAP và các GAP khác trên thế giới, đi kèm với đó là dần ban hành các Quy chuẩn tương ứng cho các sản phẩm  Quy chuẩn đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế). 
Lợi ích của chứng nhận VietGAP trồng trọt:
Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
 Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
 Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
Tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt
Hiện nay, Trung tâm Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert đã đánh giá và cấp chứng chỉ cho trên 100 khách hàng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt cho các sản phẩm rau, quả, chè búp tươi ở rất nhiều nơi trên cả nước.
Xin vui lòng liên hệ: Phòng nghiệp vụ 4 - 0903541399

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Chứng nhận hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật

Tổng quan

Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.














Chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng để đảm bảo tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

1) Căn cứ chứng nhận

2) Quyết định chỉ định Chứng nhận

Quyết định về việc Chỉ định VIETCERT chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

3) Hướng dẫn Chứng nhận

4) Tiêu chuẩn liên quan

TCVN 2740:1986 Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
TCVN 3711:1982 Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
TCVN 3712:1982 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988 Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt

5) Các văn bản liên quan

Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

6) Dấu hợp quy CR




Hãy liên hệ với chung tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCẻt
Phòng nghiệp vụ 4-0903541399-Mr Tiền

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

1.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy Kính xây dựng theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;

Phương thức đánh giá sự phù hợp kính xây dựng

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 (Sản xuất trong nước) hoặc Phương thức đánh giá 7(Hàng nhập khẩu) theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
+ Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Đánh giá quá trình sản xuất và kết hợp lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường)
- Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (còn gọi là chung nhan iso 9001)
- Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
+ Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7:
- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng

Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy

Phương pháp phân tích mẫu kính để phục vụ chứng nhận hợp quy

TCVN 7218: 2002, Kính tấm xây dựng - Kính nổi - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7219: 2002, Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử
TCVN 7364: 2004, Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
TCVN 7368: 2013, Kính xây dựng - Kính dán an toàn nhiều lớp - Phương pháp thử độ bền va đập
TCVN 7455: 2013, Kính xây dựng - Kính phẳng tôi nhiệt
TCVN 7456: 2004, Kính xây dựng - Kính cốt lưới thép
TCVN 7527: 2005, Kính xây dựng - Kính cán vân hoa
TCVN 7528: 2005, Kính xây dựng - Kính phủ phản quang
TCVN 7736: 2007, Kính xây dựng - Kính kéo
TCVN 8261: 2009, Kính xây dựng - Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm
TCVN 9808: 2013, Kính xây dựng - Kính phủ bức xạ thấp
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí xin liên hệ
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Phòng nghiệp vụ 4 - Mr Tiền - 0903541399

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai việc công bố hợp quy đối với sản phẩm thuốc BVTV tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNN ngày 31/10/2012 hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
T hực vật là cây và sản phẩm của cây. Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. Thử nghiệm thuôc bảo vệ thực vật là hoạt động kỹ thuật nhằm kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bảo gồm hàm lượng hoạt chất, các tính chất vật lý khác. Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Chủ thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý thực vật. Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác. Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác. Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam. Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi chung là thuốc kỹ thuật) là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm. Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật.Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp vận chuyển, quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì. Kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc quan sát, lấy mẫu, giám định vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để xác định tình trạng nhiễm sinh vật gây hại hoặc sự tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Quy định kỹ thuật để các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi được chứng nhận hợp quy.

   Các sản phẩm cửa sổ, cửa đi phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu quy định sau:
TTTên sản phẩmChỉ tiêu kỹ thuậtMức yêu cầuPhương pháp thửQuy cách mẫu
1Cửa sổ, cửa đi bằng khung nhựa cứng U-PVC1. Độ bền áp lực gióTheo Bảng 3 của TCVN 7451: 2004TCVN 7452-3: 2004Lấy 03 sản phẩm bất kỳ của lô sản phẩm
2. Độ kín nướcTCVN 7452-2: 2004
3. Độ bền góc hàn thanh profile, MPa, không thấp hơn25TCVN 7452-4: 2004
2Cửa đi, cửa sổ – Cửa gỗ1. Độ bền áp lực gióTheo Bảng 3 của TCVN 9366-1: 2012TCVN 7452-3: 2004Lấy 03 sản phẩm bất kỳ của lô sản phẩm
2. Độ kín nướcKhông có nước thâm nhậpTCVN 7452-2: 2004
3. Độ bền chịu va đậpTheo Bảng 3 của TCVN 9366-1: 2012Phụ lục C của TCVN 9366-1: 2012
3Cửa đi, cửa sổ – Cửa kim loại1. Độ bền áp lực gióTheo Bảng 2 của TCVN 9366-2: 2012TCVN 7452-3: 2004Lấy 02 sản phẩm bất kỳ của lô sản phẩm
2. Độ kín nướcKhông có nước thâm nhậpTCVN 7452-2: 2004


1.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy cửa sổ,cửa đi theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan

2. Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉ định để được tư vấn về sản phẩm;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Đối với hàng nhập khẩu : Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…)
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấy chứng nhận hợp quy "
- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.

 - Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
 - Chứng nhận theo phương thức 7  cho đơn vị nhập khẩu;
 - Có thử nghiệm.

4,Thành phần hồ sơ công bố hợp quy cửa sổ,cửa đi :
  1. Bản công bố hợp quy;
  2. Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
  3. Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
  4. Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp đơn vị công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
  5. Kế hoạch giám sát đánh giá định                                                                                           LIÊN HỆ: 0903541399-  PHÒNG NGHIỆP VỤ 4

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

trách nhiệm của tổ chức cá nhân công bố hợp chuẩn - liên hệ 0905283678


2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp chuẩn trong quá trình lưu thông, sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
c) Thông báo bằng văn bản cho Chi cục về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận đã đăng ký;
b) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
VietCERTlà một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERTcung cấp dịch vụ chứng nhận
ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b)
Quy trình chứng nhận iso 22000
Liên hệ: 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
0905283678